1. Biến tần
1.1. Khái niệm chung biến tần:
Biến tần (inverter) hay còn được gọi là bộ biến đổi tần số (Variable Frequency Drive, VFD) là một thiết bị điều chỉnh tốc độ quay của động cơ điện xoay chiều thông qua việc thay đổi tần số nguồn điện cấp cho động cơ.
Vì thế mà biến tần còn có một tên gọi khác là bộ điều chỉnh tốc độ động cơ (Variable Speed Drive, VSD).
Ngoài ra, điện áp cấp cho động cơ của biến tần cũng thay đổi theo tần số nên biến tần đôi khi còn được gọi là bộ biến đổi điện áp tần số (Variable Voltage Variable Frequency, VVVF).
1.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Biến tần:
- Biến tần gồm Mạch chỉnh lưu, mạch một chiều trung gian, mạch nghịch lưu và phần điều khiển;
- Nguyên lý: Nguồn điện xoay chiều được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều thông qua bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện.
- Điện áp 1 chiều này được nghịch lưu thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng thông qua mạch IGBT. Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi biên độ và tần số tùy theo bộ điều khiển.
1.3 Công dụng của Biến tần:
- Điều khiển tốc độ động cơ, nâng cao hiệu suất làm việc;
- Tiết kiệm điện năng tối đa trong quá trình khởi động và vận hành;
- Quá trình khởi động và dừng động cơ rất êm dịu nên giúp cho tuổi thọ của động cơ và các cơ cấu cơ khí dài hơn;
- Bảo vệ quá tải, quá nhiệt, thấp áp, quá áp, mất pha;
1.4 Mạch hãm và điện trở hãm:
- Tải có lực quán tính cao và tải thẳng đứng có thể làm tăng tốc động cơ khi động cơ cố chạy chậm hoặc dừng. Hiện tượng tăng tốc động cơ này có thể khiến động cơ hoạt động như một máy phát điện.
- Khi động cơ tạo ra điện áp, điện áp này sẽ quay trở lại tuyến dẫn một chiều.
- Lượng điện thừa này phải được xử lý bằng cách nào đó. Điện trở được sử dụng để nhanh chóng “ đốt cháy hết” lượng điện thừa này bằng cách biến lượng điện thừa thành nhiệt thừa.
- Nếu không có điện trở, mỗi lần hiện tượng tăng tốc, giảm tốc xảy ra biến tần có thể ngắt do quá áp trên tuyến dẫn một chiều.
2. BIẾN TẦN SICOR:
- ADL300 được thiết kế cho lắp mới và nâng cấp, lý tưởng cho nhiều ứng dụng ở độ cao rất thấp (thang homelift) và độ cao rất cao (tòa nhà chọc trời);
- Về phần mềm, được phát triển cho động cơ có hộp số geared (vòng hở và kín) và động cơ không hộp số gearless (vòng kín) với encoder tuyệt đối và tương đối bảo đảm kiểm soát và an toàn tối đa;
- Vào tầng chính xác và bù tải lúc khởi động cho hành khách cực kỳ thoải mái; Kích thước nhỏ gọn, hoạt động ở cả 2 chế độ kiểm soát contactor đầu ra (contactor) và không cotactor đầu ra (contactorless) hoàn hảo cho các ứng dụng Không phòng máy MRL (Machine Room-less);
- ADL300 có hai loại: ADL300A (advanced) và ADL300B (Basic Sincos or Endat);